Khu dân cư, cao ốc, trung tâm thương mại
Nước thải phát sinh từ khu dân cư, cao ốc, trung tâm thương mại chủ yếu là nước thải sinh họat từ các hoạt động như: tắm rữa, vệ sinh, ăn uống … Qua quá trình thay đổi chuyển hóa giữa các thành phần hữu vi sinh...Qua nghiên cứu thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt của một số công trình xử lý nước thải tương đương, chúng tôi rút ra kết luận có 2 tác nhân chính gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt, cụ thể là:
- Các chất ô nhiễm có nguốn gốc hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protêin, mỡ,…), các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ), biểu hiện qua các thông số: BOD5 = 180 ÷ 300 mg/l, COD = 260 ÷ 430 mg/l, SS = 150 ÷ 250 mg/l… Các chất hữu cơ này thường có nguồn gốc từ nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ăn, giặt quần áo…
- Tổng Coliform ~ 104 – 109 MPN/100ml do sự hiện diện của các nhóm vi sinh gây bệnh (Escherichia Coli, Aerobacter, Cryptosporidium, Yesinia enterolitica…).Các chất ô nhiễm này có thể được loại bỏ bằng phương pháp xử lý sinh học và khử trùng triệt để.
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải từ công ty như sau:
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị |
1 | SS | mg/l | 120 – 180 |
2 | BOD5 | mg/l | 200 – 300 |
3 | COD | mg/l | 320 – 450 |
4 | T ổng – N | mg/l | 10 – 15 |
5 | Tồng - P | mg/l | 8 – 12 |
6 | Coliforms | MPN/100ml | 106 – 107 |
Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt theo QCVN 14 – 2008/BTNMT, cột B (với hệ số k = 1.0) với các thông số cụ thể như sau:
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | QCVN 14 – 2008/BTNMT, cột B |
1 | pH | - | 5,0 – 9 |
2 | SS | mg/l | 100 |
3 | BOD5 | mgO2/l | 50 |
4 | Coliforms | MPN/100ml | 5.000 |
5 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 20 |
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích, đánh giá thành phần, tính chất nước thải đầu vào và tính tóan công suất của hệ thống, phương án xử lý sẽ đề xuất quy trình công nghệ thích hợp để xử lý đạt yêu cầu và lựa chọn các giải pháp khả thi nhất về thi công xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ … cho chủ đầu tư.
Căn cứ vào các yêu cầu như:
- Công suất xử lý
- Thành phần tính chất nước thải đầu vào
- Yêu cầu xử lý
- Diện tích mặt bằng
- Khả năng đáp ứng, cung cấp thiết bị
- Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng
- Điều kiện về tài chính …
Phương án xử lý nước thải cho công ty được đề xuất như sau:
Hình 1. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý
Nước thải phát sinh từ khu nhà ở theo hệ thống thu gom dẫn về trạm xử lý và song chắn rác trước khi chảy về bể gom.
Song chắn rác: với lưới chắn rác bằng các thanh Inox, khoảng cách khe hở là 5mm, giúp giữ lại các thành phần rác có kích thước lớn như: giẻ lau, cành cây, nút chai lọ … nhằm bảo vệ bơm và đường ống cho hệ thống xử lý.
Bể gom: do cao độ đường ống thoát nước của khu nhà ở khá thấp so với cao độ của trạm xử lý, vì vậy cần phải có bể gom để bơm nước thải lên trạm xử lý. Đầu tiên, nước thải qua bể điều hòa.
Bể điều hòa: có nhiệm vụ ổn định lưu lượng nước thải của hệ thống xử lý. Do nước thải sinh ra từ khu nhà ở khác nhau ở các thời điểm trong một ngày (lúc thì ít lúc thì nhiều), trong khi các công trình xử lý phía sau đòi hỏi một lưu lượng ổn định. Đồng thời cần thổi khí vào bể nhằm tránh gây mùi hôi khó chịu. Tại đây, nước thải được bơm đến bể sinh học tiếp xúc bằng hai bơm chìm đặt dưới đáy bể.
Bể sinh học Biofor: thực hiện quá trình phân huỷ các chất bẩn bằng phương pháp sinh học, trong đó các vi sinh vật dính bám vào giá thể vi sinh tạo thành từng lớp. Quá trình phân huỷ các hợp chất xảy ra khi các chất bẩn được khuếch tán vào các lớp vi sinh này. Các vi sinh vật lấy oxy được cấp vào từ máy thổi khí thực hiện quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng và sinh khối. Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ bằng các vi sinh vật có thể được minh họa bằng phương trình sau:
Nước thải sau khi ra bể sinh học với thời gian lưu thích hợp sẽ đạt được BOD giảm 90-95%, COD giảm 80-85%. Sau đó, nước thải được dẫn sang bể lắng.
Bể lắng: có nhiệm vụ tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Các bông bùn có kích thước lớn nhờ trọng lực lắng xuống đáy bể. Còn phần nước trong theo máng thu nước dẫn vào bể khử trùng.
Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 103 – 106 vi khuẩn trong 1ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải tất cả là vi trùng gây bệnh nhưng để bảo đảm an toàn thì nước phải được khử trùng và hóa chất thường dùng để khử trùng là Clo. Khi cho Clo vào nước, chất tiệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua bể khử trùng, được xả ra nguồn tiếp nhận
Phần bùn lắng sinh ra một phần được tuần hoàn lại bể sinh học tiếp xúc để đảm bảo lượng bùn trong bể sinh học ổn định, một phần được bơm đến bể chứa bùn và định kỳ 9 tháng được đưa đi xử lý bằng xe rút hầm cầu
Một số hình ảnh:
Đăng nhận xét