Cách trồng hoa thủy tiên, cách chăm sóc hoa thủy tiên

Cách trồng hoa thủy tiên, cách chăm sóc hoa thủy tiên

Cách trồng hoa thủy tiên, cách chăm sóc hoa thủy tiên
Nghệ thuật trồng hoa thủy tiên 
Nghệ thuật trồng hoa thủy tiên. Những điều cần biết để có được cây thủy tiên như ý nở hoa đúng thời điểm

Cách trồng hoa thủy tiên, cách chăm sóc hoa thủy tiên

Cách trồng hoa thủy tiên, cách chăm sóc hoa thủy tiên

Cách trồng Hoa thủy tiên:


Đây là một loài hoa rất quý, chỉ xuất hiện vào dịp Tết. Hoa này không trồng được ở Việt Nam, vì là một loại hoa chỉ trồng được ở xứ lạnh. Tết đến ta thường mua thủy tiên từ Trung Quốc mang sang, trước đây ta có nghiên cứu để trồng thử nhưng không thành công, cây chỉ có lá mà không có hoa.




Hoa Thủy tiên được người Trung Hoa mệnh danh là Kim Trản Ngân Đài, bông hoa trông giống như một chiếc chén vàng đặt trên chiếc đài bạc. Hoa thủy tiên thơm một cách kín đáo và đẹp một cách dịu dàng, hoa có hoa kép, có hoa đơn, trông hoa đơn thanh nhã hơn hoa kép. Nhị hoa màu vàng tua tua khắp hàng đều đặn như hợp thành một chiếc chén và cánh hoa trắng muốt. Lá hoa trông hơi cứng nhưng thật lả lướt chẳng khác chi những vải áo lụa xanh của các nàng tiên nữ.
Hoa thủy tiên có nhiều loại nhưng ở Việt Nam mình thường chơi loại thủy tiên cánh trắng nhị vàng. Ngoài ra còn cánh đỏ nhị vàng có rất nhiều ở xứ lạnh như Nhật, Pháp… được gọi là thủy tiên màu phấn hồng, có hoa cánh nâu nhị vàng…




Hoa thủy tiên đẹp, và có thể nói đây là một thứ hoa đài các. Vẻ đẹp, hương thơm của thủy tiên thật thanh quý.
Để chơi hoa thủy tiên là cả một nghệ thuật và cũng rất cầu kỳ. Đầu tiên phải gọt thủy tiên sao cho hoa nở đúng lúc mình muốn và như thể bông hoa chỉ dành riêng cho mình vậy.



 Gọt thủy tiên là cả một nghệ thuật. Nếu không gọt thủy tiên cũng trổ hoa, nhưng hoa lá sẽ đâm thẳng như hoa lá của một củ hành, lá không mềm mại, hoa kém nõn nà và mất vẻ thanh quý của loài hoa thủy tiên.
Bắt đầu từ củ thủy tiên phải lựa cắt khéo léo để củ nảy nhánh, đâm chồi rồi lên nụ. Những củ thủy tiên gọt rồi được đặt trong những chiếc bình riêng bằng pha lê trong suốt để sao làm nổi bật lên vẻ đẹp của hoa, lá và cả bộ rễ của hoa nữa.




Nước đựng trong bình, người trồng hoa phải luôn giữ cho nước tinh khiết và phải được thay luôn. Nếu không rễ hoa dễ bị thối sẽ hỏng và ảnh hưởng đến hoa ngay. Và cũng tùy theo thời tiết mà người chơi hoa phải biết cách giữ cho nước lạnh nhiều hay làm cho ấm nước. Có như thì vậy người chơi mới chắc chắn hoa sẽ nở theo đúng ý mình muốn.


 Người xưa chơi thủy tiên thường giữ cho hoa nở vào đúng lúc giao thừa. Lúc này người chơi vừa thưởng thức hoa vừa đón Xuân về, tất cả dường như bắt đầu bước sang một năm mới. Và người xưa cũng luôn tin rằng những bông hoa đầu tiên nở giữa lúc giao thừa và những bông hoa khác nở kế tiếp trong buổi sáng mồng một Tết sẽ là điềm báo mang lại cho gia đình sự vui vẻ thịnh vượng quanh năm.

Trồng hoa thủy tiên:

 Phương pháp nuôi trồng hoa Thủy tiên và chọn củ hoa để trồng


 Thủy tiên có tên khoa học(Narcissus Tazetta Linn) thuộc họ Hành tỏi mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguyên sản ở Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. 


 Cây thủy tiên gia đình thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, nên ra hoa sau thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi. Nuôi trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1- 3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm, rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát thạch anh hoặc vỏ sò vỏ ốc cố định. Nước chỉ ngập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng. Trước khi đa một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. Thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2, 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. Thủy tiên mặc dù có khả năng chậu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 12 độ C) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn, màu đậm, dáng đẹp. Muốn làm cho lá thủy tiên ngắn mập, màu đậm, vấn đề mấu chốt là chọn củ tốt. Khi mua củ thủy tiên ta cần chọn củ to, khỏe, màu đẹp. Chọn củ: Chọn theo cân, mỗi kg không 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ không 23cm. Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng là tốt. Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồ.


 Hoa Thủy tiên có tên khoa học(Narcissus Tazetta Linn) thuộc họ Hành tỏi mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguyên sản ở Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Cây thủy tiên gia đình thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, nên ra hoa sau thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi. Nuôi trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1- 3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm, rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát thạch anh hoặc vỏ sò vỏ ốc cố định. Nước chỉ ngập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng.

  Trước khi đa một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. Thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2, 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. Thủy tiên mặc dù có khả năng chậu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 12 độ C) và cho đủ sáng.

 Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn, màu đậm, dáng đẹp. Muốn làm cho lá thủy tiên ngắn mập, màu đậm, vấn đề mấu chốt là chọn củ tốt. Khi mua củ thủy tiên ta cần chọn củ to, khỏe, màu đẹp. Chọn củ: Chọn theo cân, mỗi kg không 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ không 23cm. Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng là tốt. Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thuỷ tiên



Thuỷ tiên là loại cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Vì vậy muốn thuỷ tiên sinh trưởng bình thường, hàng ngày chiếu sáng ít nhất 6 giờ, thiếu ánh sáng sẽ làm cho lá mọc vống dài ít hoa hoặc không có boa, nếu có hoa thì đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều không lợi cho sinh trưởng, thuỷ tiên sinh trưởng vào mùa thu, mùa đông nở hoa. Thuỷ tiên sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thuỷ tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lẫn dầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.


Trước kỳ sinh trưởng thuỷ tiên ưa mát nhưng về sau ưa ấm. Nhiệt độ 20-24oC, đô ẩm 70 - 80%, rất thích hợp cho sinh trưởng của củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17- 20 oC, vượt quá 25oC ức chế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nở. Trồng thuỷ tiên ngoài trời đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1-2 lần. Nếu phân nitơ quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa. Khi nuôi trong nước không cần bón phân nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm một ít N. P, K sẽ cho hoa đẹp hơn. Trồng thuỷ tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùng khả năng giữ nước tốt, tầng đất dày, pH 5 - 7,5.


Như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thuỷ trên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha,1 phần lá mục, 1 phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sau khi trồng cần tưới nước, để nơi có đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.



Nuôi trồng thuỷ tiên trong nước cần chọn củ khoẻ, trước hết phải bóc rễ nâu bên ngoài. Sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1/3 củ, rối cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ. Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm cho nhựa chảy ra, sau đó rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước. Nước chỉ nập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng. Trước khi đưa vào phòng tốt nhất đổ bỏ đi một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. Thuỷ tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2- 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. 


Thuỷ tiên trồng trong nước và ngoài đất


Muốn làm cho lá thuỷ tiên ngắn mập, màu đậm, phải chọn củ tốt, khỏe, màu đen. Khi nuôi thuỷ tiên trong nước, cây có thể bị gãy, hoa khô do một số nguyên nhân: Chất lượng củ kém. Do củ bé, chồi hoa không phát triển hoặc củ phát triển thành thục nhưng do có sâu bênh, cây mọc yếu.  Thay nước không thường xuyên nhiệt độ quá cao, thông gió kém làm cho hoa yếu. Ngoài ra khi thay nước củ bị thương cũng có thể làm cho hoa xấu. Nếu nuôi trước tiết sương giáng. Ký ngủ nghỉ hoặc nhiệt độ lên cao cũng làm cho thuỷ tiên mọc kém. 


 Để khắc phục tình trạng này trước hết phải chọn củ trồng tốt, chọn củ mọc 3 năm. đường kính 7- 10 cm, đáy có chùm rể phẳng. Trước lúc nuôi phải ngâm nước 2 ngày, lấy ra bóc bẹ ngoài. Khi nuôi tốt nhất dùng nước đường. Nếu dùng nước máy 1 - 2 ngày cần phải thay nước, không nên động vào củ, làm thay đổi hướng củ. Phải bảo đảm 6 giờ chiếu sáng hàng ngày, thông gió, giữ nhiệt độ 10-15oC. Khi trời không có gió, quang đãng, buổi trưa đến 3 giờ đem thuỷ tiên ra ngoài trời phơi.

Chăm sóc hoa thủy tiên

 Thuỷ tiên có một số bênh hại như: Bệnh khô lá, bệnh đốm nâu, bệnh tuyến trùng.
+ Bệnh khô lá thường phát sinh trên lá, bắt đầu từ ngọn lá hình thành các đốm vàng rồi lan rộng dần thành đốm lớn màu nâu, xung quanh có viền vàng, trên đốm có nhiều bột đen. Khi nhiệt đô cao, không thoáng gió bệnh càng nặng. Vì vậy lúc trồng cần bỏ bẹ khô, dùng thuốc tím 1% rửa 2-3 lần. Chú ý thoáng gió trong phòng và khống chế nhiệt độ phòng. Khi bị bệnh dùng thuộc Zineb 0,1% hoặc dùng nước Boocđô 0,3% phun lên cây. 

+ Bệnh đốm nâu: Thường phát sinh vào mùa xuân hè. Chủ yếu là hình thành các đốm vàng, nâu, nâu sẫm trên lá, hình thoi dài. Bệnh có thể làm cho lá xoăn lại và chết khô. Nếu phát bệnh phun thuốc Daconil 0,2%, phun 3-4 lần, cách nhau 5-7 ngày.

+ Bệnh tuyên trùng: Tuyến trùng xâm nhiễm qua khí khổng làm cho lá và củ hình thành các đốm vân nâu vàng, rồi khô dần từ dưới lên trên. Trên củ hình thành đốm nâu thối và lõm xuống. Do đó mỗi chậu cây thuỷ tiên bón 15-25g Furadan. Nếu củ có tuyến trùng cần dùng nước ấm 40-45oC thêm vào 0,5% dung dịch formalin ngâm trong 3-4 giờ. Nếu bệnh quá nặng nên loại bỏ và đem đốt đi 

Share this video :

Đăng nhận xét

 
Support : Xăm nghệ thuật
Copyright © 2011. Xăm nghệ thuật - Hình xăm đẹp - All Rights Reserved
Template Created by Giầy Khiêu Vũ
biển quảng cáo bien quang cao | hinh nen | cong ty noi that