Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?
Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu?
Ta đã biết đến loài rệp giường và hải quỳ. Loài rệp giường nhiều khi để cái bụng rỗng của chúng tới nửa năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng các con của nó, những ấu trùng rệp (khi sống trong nhà thường gây cho con người ta khó chịu cũng không kém gì rệp trưởng thành) khi cần thiết, tức là nhà không có ai ở, có thể nhịn ăn tới một năm rưỡi.
Hải quỳ không giống rệp nhưng cũng có thể nhịn đói lâu được tới ba năm. Người ta đã nhiều lần thấy được điều đó trong các bể nuôi. Trong trường hợp như vậy hải quỳ “gầy đi” rất nhanh; trọng lượng giảm xuống tới mười lần. Nhưng chỉ cần cho nó ăn là lập tức nó tham lam nuốt vội vàng ngay. Chỉ sau mấy ngày là hải quỳ béo lên rất nhanh, đến mức có thể trông thấy được. Ta khó có thể tin được là nó có thể nhịn ăn lâu đến như vậy được.
Khi hải quỳ thèm ăn, nó nuốt bất kỳ thứ gì, thậm chí cả những thứ không ăn được hoặc sẽ hại đối với nó. Một con hải quỳ bị đói có lần đã nuốt cả một cái vỏ chai lớn. Cái vỏ chai bị nuốt vào bụng nằm ngang chia dạ dày thành hai phần trên và dưới. Thức ăn ở miệng vào không xuống được phần dưới dạ dày. Người ta nghĩ rằng hải quỳ sẽ chết. Nhưng nó đã tìm ra lối thoát: ở cái đế đúng chỗ “bông hoa” biển bám trên đá mở ra một cái họng không răng, một cái mồm mới - một cái lỗ ở bên hông con hải quỳ. Nhưng chẳng bao lâu sau chung quanh cái lỗ đó đã mọc lên các xúc tu. Thế là con hải quỳ đó có hai mồm, hai dạ dày.
Khó có loài động vật phàm ăn nào sánh kịp được với loài bét. Chúng hút máu đủ các loài động vật khác nhau, hút nhiều đến nỗi to phình ra không biết bao nhiêu mà kể.
Con bét chó sau khi hút máu no nặng hơn lúc nó còn đói tới hai trăm hai mươi lần. Còn con bét bò trong ba tuần, kể từ khi phát triển từ ấu trùng đến bét trưởng thành đã tăng đến một vạn lần.
Nhưng cũng rất lạ là sau khi ăn uống phàm phu đến mức độ như vậy mà các con bét có thể nhịn đói tới hàng năm trời. Để kiểm tra xem chúng có thể không ăn được bao nhiêu lâu: các nhà bác học đã đem cắt các vòi miệng của nó đi; triệt điều kiện hút máu. Nhưng con bét bò sau khi qua phẫu thuật đã sống tại phòng thí nghiệm một năm, hai năm, ba năm… Người ta quên mất đi không buồn chờ thêm bao giờ chúng mới chết.
Nhưng chúng vẫn chưa chịu chết. Vẫn sống sang năm thứ năm, rồi năm thứ sáu và thứ bảy… Thậm chí còn hơn thế nữa…
Vậy là người ta biết đến tổ tiên nhỏ bé của các chú bét nhỏ phá kỷ lục thế giới.
Đăng nhận xét